ĐÔI NÉT VỀ CỤM DI TÍCH ĐỀN GIÓNG
Cụm di tích lịch sử Phù Đổng Thiên Vương nằm trên bờ
bắc sông Đuống, trước kia thuộc phủ Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Gia
Lâm, Hà Nội. Truyền thuyết kể rằng, Thánh Gióng là một người anh hùng thời Hùng
Vương thứ VI đã có công đánh tan giặc Ân để bảo vệ bờ cõi.
Đền
Gióng được lập từ thời Hùng Vương. Sau này, khi vua Lý Thái Tổ định đô ở Thăng
Long đã cho tu sửa lại. Đền hiện nay còn giữ được nhiều bộ phận kiến trúc của
thời Lê Trung Hưng, gồm có tam quan, bái đường, hậu cung, nhà thủy đình để múa
rối nước ở ao trước đền, dựng vào thế kỷ XIX. Tượng thánh Gióng cao 3m được đặt
ở giữa hậu cung. Ngoài ra đền còn có đôi rồng đá, đôi sư tử đá làm từ thời Lê
Dụ Tông (1705), cỗ ngai thờ từ thời Lê, bia năm 1660; đôi chim sứ cổ được cho
là của bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ cung tiến cuối thế kỷ XVIII. Đặc biệt có nhiều hoành
phi câu đối, trong đó có câu đối của Nguyễn Du:
Thiên
giáng thánh nhân bình Bắc địch
Địa
lưu thần tích trấn
Dịch
nghĩa:
Người
thánh vốn trời sinh, dẹp tan giặc Bắc
Dấu
thần lưu đất cũ, giữ vững nước
Đền
Mẫu là nơi thờ mẹ Thánh Gióng. Trước kia, Thánh Mẫu được thờ chung với Thánh
Gióng ở đền Thượng. Đến năm 1683, đền Mẫu được xây dựng để thờ riêng mẹ Thánh Gióng.
Đền Mẫu hiện còn lưu giữ được một số hiện vật như: đôi phỗng đá, một bộ đài bạc,
hai bình hương bằng đá.
Miếu
Ban: ở phía tây đền Thượng, đây được coi là nơi Thánh Gióng ra đời. Miếu lợp
ngói cổ hình mũi hài. Sau Miếu có giếng Bát Nhũ trì, ở giữa nổi lên một gò đất
con.
Cố
viên (vườn xưa), là nơi mẹ Thánh Gióng hái rau sau đó ướm chân mình vào chân
người khổng lồ, để rồi từ đó mang thai sinh ra Thánh Gióng. Trong cố viên có
một ngôi nhà nhỏ, bên cạnh là hòn đá lớn có hình thù giống dấu chân của người
khổng lồ. Còn một tấm bia mang dòng chữ "Đổng Viên Thánh Mẫu cố
trạch" (Nhà xưa của Thánh Mẫu trong vườn Đổng).