Chăm sóc di tích lich sử Đình Thôn thượng, xã Dương Hà, huyện Gia Lâm - Hà Nội.

Thứ hai - 26/04/2010 19:02 6.178 0
Thực hiện chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT, kế hoạch liên ngành số2846/SGD&ĐT-BVHTTDL-TWTNCSHCM và kế hoạch số 2846/SGD&ĐT và nhiện vụ năm học. Mỗi năm nhà trường chọn hai khu di tích trên địa bàn trường đóng để thực hiện hoạt động chăm sóc di tích lịch sử. Ngày 26 tháng 4 năm 2010 trường THPT Yên Viên thực hiện chăm sóc di tích lịch sử Đình Thôn thượng, xã Dương Hà, huyện Gia Lâm - Hà Nội.

TÓM  TẮT LỊCH SỬ

Đình Thôn thượng, xã Dương Hà, huyện Gia Lâm - Hà Nội.

  Vào thế kỉ thứ nhất cuối thời Hùng Vương thứ 18, có người quê ở Đường Lâm, Sơn Tây tên là Hà Vi Hưng, vợ là Đậu Thị Loan vốn làm nghề nho y, tuổi cao mà vẫn chưa có con nối dõi. Ông bà rất chăm lo làm việc thiện.

Nghe nói ở huyện Đông Ngàn, Phủ Từ Sơn, bộ Vũ Ninh, đạo Kinh Bắc có một ngôi miếu linh thiêng. Ông bà sắm sửa hương hoa đi cầu tự. Qua cầu Cốn đến bờ đê Hoàng Giang ông bà dừng chân bên miếu dâng lễ bái yết thần linh khẩn cầu xin quý tử. Đêm đó ông bà ngủ lại trong miếu. Bỗng nhiên, ông trông thấy mây ngũ sắc như hình con rồng sà xuống, ít lâu sau bà mang thai. Ngày 9-2 năm Giáp Ngọ sau Công Nguyên bà sinh được cậu con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Hà Vị Uyên. Cậu bé thông minh học giỏi, năm 13 tuổi say mê đọc binh thư, luyện tập võ nghệ. Năm 18 tuổi, Hà Vị Uyên đã triệu tập được 200 trai tráng trong vùng lập cơ đội, luyện tập võ nghệ, xây dựng trận đồ đánh giặc.

Năm 39 theo hịch truyền của Hai Bà Trưng, Hà Vị Uyên đem đội trai tráng của mình về tụ nghĩa cùng hai Bà Trưng đánh đuổi giặc phương Bắc xâm lược. Thấy ông là người văn võ toàn tài hai Bà đã phong cho ông làm chỉ huy sứ tả tướng quân, cấp thêm 2000 binh sĩ nhận nhiệm vụ trấn giữ vùng Tây Bắc Nhị Đạo chặn đường tấn công của giặc. Ông đã lập được nhiều chiến công góp sức cùng nghĩa quân giải phóng đất nước. Hai Bà Trưng thu lại 65 thành trì và đất đai cho nước Nam ta.

Ngày 12 - 11 Ông hóa. Trưng Vương vô cùng thương tiếc sai người về làm tang lễ và phong cho ông làm Trung đẳng phúc thần, đồng thời ra chiếu cho làng Hạ Dương Thượng sửa sang đình miếu để thờ phụng. Vua Lê Đại Hành (980-1005) đi ký qua đã truy phong cho Ngài “nhất phong bản cảnh linh ứng Đại Vương” .

 Các triều đại tiếp theo đều có sắc phong. Theo thần phả (của đình) hiện thờ 2 vị thánh và lưu giữ 24 sắc phong. Hoàng Uyên tôn thần có 11 sắc phong. Trung Thiên Đao Lợi Đại Phạn Thiên Vương có 8 sắc phong.

Ngoài ra đình làng Hạ Dương Thượng đang thờ 4 vị tả hữu hậu thần có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Năm 1986 bộ văn hóa, thể thao và du lịch cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa - xếp hạng.

Để tưởng nhớ công lao đánh giặc giữ nước của các vị anh hùng, hàng năm nhân dân thôn Thượng, xã Dương Hà mở hội tế lễ từ ngày 9-2 (âm lịch) đến ngày 16-2 (âm lịch) với nhiều trò chơi dân gian truyền thống.

Theo thông lệ cứ 5 năm mở hội chính một lần, bên cạnh hội lệ mở thường niên. Ngày nay, do điều kiện khách quan hội làng được rút lại, diễn ra từ ngày 9-2 đến ngày 12-2 âm lịch hàng năm.

Về kiến trúc hiện nay đình được xây dựng theo kiểu chữ “đinh” và còn giữ lại được khu cửa võng tương đối đầy đủ và nguy nga hiếm thấy trong vùng, với đôi câu đối:

“Miếu mạo nguy nga quang nhật nguyệt.

Thần công hiển hách ánh càn khôn

Tạm dịch là: “Miếu mạo nguy nga sáng tựa mặt trời, mặt trăng

            Chiến công hiển hách bao trùm cả vũ trụ”

            Chiến công hiển hách bao trùm cả vũ trụ”

 

Tác giả: BQTYV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

 


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiểm định chất lượng năm 2016
Tháng 10/2017 UBND T.P Hà Nội công nhận trường đạt chuẩn quốc gia



Ý kiến đóng góp trực tiếp đến giám hiệu xin gửi về nhatruong@thptyenvien.edu.vn

Trường THPT Yên Viên

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây