THPT Yên Viênhttp://thptyenvien.edu.vn/uploads/logo.png
Thứ ba - 16/03/2010 02:074.2460
Thực hiện chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT, kế hoạch liên ngành số2846/SGD&ĐT-BVHTTDL-TWTNCSHCM và kế hoạch số 2846/SGD&ĐT và nhiện vụ năm học trường THPT Yên Viên đã chọn nhà thờ Từ Vũ là nơi chăm sóc di tích lịch sử đầu tiên.
I. Sơ lược tiểu sử
và thành trạng của
Quận công Nguyễn
Đình Huấn:
- Quận công Nguyễn
Đình Huấn sinh giờ
Dần ngày 12 tháng 8
năm Đinh Dậu 1717
tại làng Yên Thị, xã
Yên Thường, tổng Yên
Thường, phủ Từ Sơn,
huyện Đông Ngàn,
trấn Kinh Bắc (nay
là làng Yên Thường,
xã Yên Thường, huyện
Gia Lâm, thành phố
Hà Nội). Tạ thế
ngày 20 tháng 12 năm
Đinh Dậu 1777. Thọ
61 tuổi.
- Là con nhà bình
dân nghèo, đông con.
Cụ là con thứ 4 của
cụ Tổ Phúc Tài, rất
thông minh đĩnh ngộ,
học thông kinh sử,
thích kết bạn cùng
anh em hiệp khách.
Khi lớn lên làm quan
trong triều đình ở
phủ chúa, phò 2 chúa
là Trịnh Doanh và
Trịnh Sâm. Xuất thân
từ quan võ.
- Cụ không có con, lấy 3 người con của
anh làm con mình nhưng đều cho học thành đạt. Ba người con đều đỗ
Tạo sĩ.
- Qua hơn 40 năm phò
chúa, cụ được cất nhắc giao việc 12 lần. Điều này chứng tỏ tài năng
và công lao của cụ. Khi chết được phong tặng là “Đại tư đồ tứ
thụy trung mẫn bao phong tiết khái hiến vọng tuệ trí mẫn đạt đại
vương Nguyễn tướng công hiệu đoan chính phủ quân” được mở danh ở
triều. Các mốc lịch sử này được ghi trong “Việt sử thông giám
cương mục chính biên” quyển 18, 19, 20 xuất bản năm 1960. Công
đức to lớn của cụ với sơn hà xã tắc nên mãi mãi tốt đẹp cùng với
quốc gia.
- Cụ là người rất hiếu nghĩa, bất
kể thân sơ, ai đáng cho gì thì cho. Riêng mỗi xuất đinh ở làng được
cấp 1 sào ruộng. Đắp đê quai cho làng hướng về cửa chùa để chống
lụt.
- Khi mất mộ cụ được chôn ở xứ Đống
Vương xã Cổ Loa và giao cho địa phương 50 mẫu ruộng để trông nom mộ
cụ. Hàng năm dòng họ lên tảo mộ thì địa phương phải mổ lợn để đón
con cháu cụ lên thăm mộ. Ngày 10 tháng 3 hàng năm, dân Cổ Loa phải
mang lễ vật thờ cúng cụ đến đền thờ cụ tại Yên Thường. Tất cả lễ vật
được qui định trong văn bia ở đền này.
II. Đền thờ Quận công Nguyễn
Đình Huấn:
- Có hai ngôi đền: 1 ở thôn Tiên
Hội, xã Tiên Hội, Đông Anh, Hà Nội. Hiện ngôi đền này đã bị phá chỉ
còn 1 số nhang án bằng đá và 1 số tượng chầu. Ngôi đền thứ 2 ở làng
Yên Thường, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội. Ngôi đền này trước đây ở
ven làng, qua nhiều công cuộc xây dựng hiện nay nằm cạnh Trường tiểu
học Yên Thường và chùa Phúc Nương.
- Đền thờ Quận công Nguyễn Đình
Huấn tại Yên Thường là ngôi đền mang nhiều giá trị về lịch sử và
nghệ thuật. Đền nay có các tên gọi: Đền thờ Quận công, Từ vũ Yên
Thường, Nhà thờ đá.
- Về nghệ thuật: đạt giá trị cao mà
các di tích cùng loại của đương thời không sánh kịp.
- Kết cấu: Vùng ngoài rộng trông
phong quang. Tiếp đến là tam quan 3 gian, sân có tượng chầu đến ngôi
đền thờ theo lối bổ dọc 3 gian và 1 trái ở phía trước. Có đôi mảng
chạm ở dốn nhện (góc đầu đốc) còn giữ được nét khởi dựng tương tự
như chùa Tây Phương, Quốc Oai, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Hình thức
thờ này ít thấy ở miền Bắc và có ành hưởng của Đông Nam Á.
- Các đồ thờ bằng đá: mở đầu là đôi
chó đá khá lớn, trông đơn giản nhưng đầy tính dân gian.
- Trong tam quan là bộ hộ sĩ đá,
hình thức là 2 tượng võ cầm chùy, đầu đội mũ bì biện vành kim khôi
cánh hoa cúc, áo mặc 2 lớp, ở vai ngực có các mặt hổ phù chạm nổi.
- Qua tam quan đến sân có 4 tượng
võ vẻ mặt dữ tợn hoặc vẻ mặt hiền từ, có vị râu loe hình quạt, vị
râu nhọn. 4 vị cầm kiếm đứng chầu. Số lượng này ít thấy ở 1 lăng
quận công (thường chỉ có 2).
- Trong đền thờ ở gian ngoài có 5
nhang án. Đáng quan tâm là nhang án đặt chính giữa, ở 2 góc ngoài là
đôi sư tử, phía trong là 2 lọ hoa, giữa là bát hương. Tất cả tạo
thành 1 khối đá với 4 mặt đều khắc chữ Hán niên đại ghi Cảnh Hưng
34.36. Hai nhang án bên nhỏ hơn nhưng tương tự không có đồ thờ bên
cạnh. Hai nhang án cũng bày theo chiều dọc.
- Gian hậu cung có 1 khán đá và 2
hệ thống bài vị ở 2 bên đặt trên 1 phiến đá lớn hình chữ nhật, khảm
đá theo hình kiểu long đỉnh, 4 góc có mái khum có chỏm.